Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Khi nào thì chỉ định điều trị nội khoa sỏi thận?

Bệnh sỏi thận là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến. Vì vậy có rất nhiều người đang phải lo lắng về việc phẫu thuật điều trị sỏi thận.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật mới có thể trị dược căn bệnh này. Cùng tìm hiểu xem khi nào thì có thể được chỉ định điều trị nội khoa sỏi thận và điều trị nội khoa sẽ điều trị như thế naò các bạn nhé.

1/ Bệnh sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận là bệnh mà khi một số chất đáng lẽ phải hòa tan vào nước tiểu và được đào thải ra ngoài cơ thể, nhưng vì nguyên nhân nào đó mà chất đấy không được hòa tan hết, lắng đọng lại, có thể kết hợp với một số hợp chất khác, hình thành nên sỏi. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do rối loạn chuyển hóa hoặc viêm nhiễm tại thận, làm tăng bất thường nồng độ một số chất.

2/ Chuẩn đoán bệnh

a/ Biểu hiện lâm sàng

-       Đau quặn thận chính là biểu hiện thường gặp và dễ thấy nhất ở các bệnh nhân bị sỏi thận. Các cơn đau nhói, đau quặn, đau âm ỉ có thể bắt đầu từ vị trí của thận (ngay dưới xương sườn), sau đó phát triển, di chuyển từ vùng bụng dưới xuống phần dưới lưng và háng. Nam giới khi bị sỏi thận còn có thể đau cả bìu và tinh hoàn. Các cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường xuất hiện sau khi làm việc nặng và không có thời gian kéo dài cố định.

Đau quặn vì sỏi thận
-         Kèm với những con đau có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn.
-         Nếu phát sinh nhiễm trùng sẽ xuất hiện những cơn sốt.
-       Khi khám sẽ thấy điểm sườn lưng đau, các điểm niệu quản ấn đau, có thể thấy thận lớn hơn bình thường.
-      Khi sỏi thận rơi xuống bàng quang sẽ có các triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu. Khi khám ấn điểm bàng quang sẽ thấy đau.
-        Khi sỏi thận rơi xuống niệu đạo sẽ gây nên triệu chứng bí tiểu. Khi nắn dọc niệu đạo có thể phát hiện ra sỏi.

b. Chuẩn đoán cận lâm sàng

-         Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra cặn sỏi lắng đọng, pH nước tiểu, nồng độ protein niệu, tìm tế bào vi trùng nếu nghi nhiễm trùng.
-         Siêu âm: kiểm tra độ ứ nước của thận, độ dày mỏng của nhu mô thận, phát hiện sỏi.
-       Chụp X quang bụng: nếu là sỏi cản quang thì sau khi phát hiện vị trí và chụp X quang có thể biết được kích thước, số lượng, hình dáng sỏi.
-         Chụp hệ tiết niệu qua đường tĩnh mạch – UIV: kiểm tra hình dáng thận, đài bể thận và niệu quản, mức độ giãn nở của đài bể thận, niệu quản, tìm vị trí của sỏi, chức năng bài tiết chất cản quang của từng bên thận.
-         Chụp X quang niệu quản thận ngược dòng: phát hiện sỏi không cản quang
-         Chụp X quang niệu quản thận xuôi dòng
-         Soi bàng quang

3/ Khi nào thì chỉ định điều trị nội khoa sỏi thận?

Trong 2 năm đầu, sỏi mới hình thành, kích thước khoảng dưới 5mm, hầu như không có các triệu chứng rõ ràng, đa số sỏi có thể đào thải qua đường bài tiết.


Điều trị nội khoa dùng thuốc, tán sỏi có thể đẩy nhanh quá trình đào thải này hơn. Trong một số trường hợp, việc sử dụng điều trị nội khoa cũng có thể đào thải được các viên sỏi có kích thước dưới 15mm.

4/ Các công tác điều trị nội khoa sỏi thận bao gồm:

-         Làm tan sỏi thận
-         Kích thích quá trình đào thải sỏi
-         Điều trị các triệu chứng và biến chứng
-         Phòng bệnh tái phát sau điều trị

5/ Điều trị điều trị nội khoa sỏi thận tiến hành như sau

Điều trị triệu chứng: các cơn đau quặn thận
-         Giảm uống nước khi đang đau.
-       Sử dụng thuốc kháng viên không chứa steroid hoặc thuốc giảm đau để giảm các cơn đau trong trường hợp đau quá dữ dội.
-         Tiêm thuốc giãn cơ trơn vào tĩnh mạch.
-         Sử dụng kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng.
Điều trị tán sỏi và tống sỏi
-         Sử dụng các bài thuốc Đông y có tác dụng đánh tan, bào mòn sỏi.
-       Sử dụng các bài thuốc lợi tiểu và các thuốc chống viêm không chứa steroid giúp niệu quản không bị phù nề gây cản trở chuyển động của sỏi.
-       Tùy vào mỗi loại sỏi có thể sử dụng thêm các loại thuốc khác: sử dụng các loại thuốc làm kiềm hóa nước tiểu khi điền trị sỏi acid uric, sử dụng các loại thuốc ức chế purine khi điều trị sỏi purine.
Phương pháp phòng tránh bệnh tái phát
-        Điều chỉnh chế độ ăn uống: giảm muối, giảm đạm, giảm chất béo, tăng rau xanh và các thực phẩm có công dụng giải độc, lợi tiểu như: đu đủ, rau ngổ, mùi tàu, dứa, sung, chanh, cải xoong,…
-         Tránh xa các chất kích thích và đồ ăn nhanh
-         Uống trên 2 lít nước mỗi ngày
-         Tăng cường tập thể dục thể thao điền độ, vừa phải
-         Không nhịn ăn sáng, không thức khuya
Trên đây là những chia sẻ về việc chỉ định điều trị nội khoa sỏi thận, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích. Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt!


Google Account Video Purchases Việt Nam


EmoticonEmoticon