Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Hướng dẫn cách chuẩn đoán xơ gan

Bệnh xơ gan đang trở thành nỗi lo của rất nhiều người bởi mức độ phổ biến của nó. Vậy việc chuẩn đoán xơ gan như thế nào, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.

1/ Bệnh xơ gan là bệnh gì?

Xơ gan là bệnh lý mà các tế bào mô gan bị thay thế bằng các mô sẹo do bị tổn thương kéo dài, làm suy giảm các chức năng cơ bản của gan như tổng hợp protein, phân giải chất béo, đào thải chất độc và nước dư thừa,…

Khi chức năng gan bị suy giảm sẽ sinh ra các triệu chứng bất thường. Các triệu chứng này xuất hiện nhiều và rõ ràng hơn khi bệnh tiến triển nặng dần. Bệnh xơ gan tiến triển theo 3 giai đoạn: giai đoạn gan còn bù, giai đoạn toàn phát và giai đoạn  gan mất bù. Dựa vào các triệu chứng của mỗi giai đoạn bệnh mà có thể xây dựng được phương pháp chuẩn đoán xơ gan.

2/ Chuẩn đoán xơ gan trên lâm sàng

a/ Chuẩn đoán hội chứng suy tế bào gan

-          Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, chán ăn.
-          Mệt mỏi: đây là triệu chứng thường gặp nhưng không đặc hiệu, nên khó để nhận ra.
-          Hơi thở có mùi gan: hơi thở có mùi táo chín.
-          Các biểu hiện trên da: vàng da, vàng mặt, xuất hiện sao mạch, lòng bàn tay bàn chân đỏ, móng tay màu trắng, xuất huyết nhẹ dưới da, chảy máu chân răng.
-          Các rối loạn nội tiết: phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, vô sinh; nam giới giảm sức khỏe sinh sản, bất lực, teo tinh hoàn, vô sinh, ngực nở.

Xét nghiệm máu chuẩn đoán xơ gan
Xét nghiệm máu chuẩn đoán xơ gan
-          Các biểu hiện về hệ tim mạch: tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tim,…
-          Hội chứng não gan – hôn mê gan: chỉ xuất hiện ở giai đoạn gan mất bù.
-          Lông tóc dễ rụng.
-          Viêm dây thần kinh ngoại biên.
-          Móng tay khum, ngón tay dùi trống.

b/ Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa

Khi áp suất tại tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ chênh nhau trên 10mmHg thì có xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng sau:
-          Lách to, lúc đầu mềm, sau đó chắc cứng do bị xơ hóa.
-          Tuần hoàn bàng hệ kiểu cửa chủ hình đầu sứa, tĩnh mạch từ rốn đi lên.
-          Cổ trướng
-          Tĩnh mạch trướng thực quản
-          Trĩ
-          Giãn tĩnh mạch cạnh rốn, sờ thấy rung tâm trương, nghe tiếng thổi lien tục
-          Giãn tĩnh mạch lạc chỗ.

c/ Hội chứng phù

-          Phù trắng, phù mềm: ấn vào thấy lõm, chờ 1 – 2 phút sau vế lõm mới biến mất.
-          Có thể kèm theo cổ trướng: một loại phù chỉ khu trú trong ổ bụng, ổ phúc mạc.

d/ Khám gan: sờ thấy mật độ chắc, bờ sắc.

3/ Chuẩn đoán xơ gan cận lâm sàng

a/ Xét nghiệm chức năng gan

-          Nồng độ bilirubin tăng.
-          Men gan, enzyme phosphate kiềm, GGT tăng.
-       Khi có hội chứng suy tế bào gan: nồng độ albumin máu giảm, nồng độ cholesterol máu giảm, nồng độ đường máu giảm, PT giảm.

b/ CTM

-          Thiếu máu
-          Số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm

c/ Nội soi

Đây là xét nghiệm bắt buộc để chuẩn đoán xơ gan.
-          Giãn tĩnh mạch thực quản
-          Giãn tĩnh mạch dạ dày
-          Giãn tĩnh mạch ở vùng hang vị
-          Giãn tĩnh mạch tại một số vị trí khác
-          Áp lực tĩnh mạch cửa tăng gây nên các tổn thương dạ dày
-          Dạ dày phù nề ứ huyết

d/ Siêu âm gan

-          Nhu mô gan: màu sắc gan thay đổi, kích thước gan tăng hoặc giảm, kiểm tra các tổn thương khu trú tại gan, có dấu hiệu ung thư gan hay không.
-          Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: lách to, cổ trướng, thành túi mật dày, tăng kích thước tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch.

e/ Chụp cắt lớp và MRI

Giá trị của phương pháp này gần giống với siêu âm.

f/ Soi ổ bụng

-          Bề mặt gan: sần sùi hoặc mấp mô, mất tính nhẵn bóng
-          Màu sắc: đỏ nhạt hoặc vàng nhạt
-          Bờ gan: mấp mô, gan vểnh lên

g/ Có thể sinh thiết gan làm mô bệnh học


Trên đây là cách chuẩn đoán xơ gan, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích.

Bạn đọc xem thêm: Bệnh xơ gan và cách phòng bệnh


Google Account Video Purchases Việt Nam


EmoticonEmoticon