Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Những nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị suy thận mạn

Suy thận mạn là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vậy nguyên nhân suy thận mạn là gì?

Bạn đọc xem thêm: Những Tiêu chuẩn suy đoán bệnh suy thận cấp

Suy thận mạn là gì? 

Suy thận là sự suy giảm mức lọc cầu thận dưới mức bình thường. Suy thận mạn  hay suy thận mạn tính là khi mức lọc cầu thận giảm  cố định, thường xuyên, có liên quan đến sự giảm sút về số lượng nephron chức năng. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) mức bình thường là (120ml/phút) thì được xem là suy thận mạn.



Đây là một hội chứng lâm sàng và tiến triển mạn tính qua nhiều giai đoạn, hậu quả của sự xơ hóa các nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nito phi protein máu như creatinin máu, urê, acid uric,…

Các cấp độ suy thận mạn và mức độ nguy hiểm của bệnh

Bệnh suy thận mạn thường tiến triển chậm và ở giai đoạn đầu ít xuất hiện triệu chứng rõ ràng cho tới khi phát hiện thì bệnh đã rất nặng đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Lúc suy thận mạn đã vào giai đoạn cuối, chức năng của thận chỉ còn 10-15%. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ tử vong bởi các biến chứng của suy thận mạn.

Căn cứ vào mức lọc cầu thận,  suy thận mạn được chia làm các giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu suy thận mạn (suy thận độ 1, 2): 

Bệnh ít có biểu hiện, người bệnh chỉ xuất hiện một số những triệu chứng lâm sàng như tiểu đêm nhiều lần, thiếu máu nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, tức hai bên thắt lưng… nên rất khó phát hiện ra bệnh.

Chán ăn là dấu hiệu đầu của suy thận
Chán ăn là dấu hiệu đầu của suy thận

Giai đoạn 3 (suy thận độ 3): 

Đây là giai đoạn bệnh đã tiến triển khá nặng , người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện lâm sàng bao gồm: tiểu đêm, buồn nôn, nôn, chán ăn,  nấc cục, xanh xao, tăng huyết áp, xuất huyết đường tiêu hóa, đau đầu, chân tay sưng phù, phù nề mi mắt, nặng hơn là khó thở, co giật, hôn mê.

Mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 20 ml/phút, trong khi đó creatinin máu tăng trên 300 μmol/l . Ở giai đoạn 3 này người bệnh cần phải tiến hành chạy thận để giúp thận loại bỏ các chất độc trong máu.

Giai đoạn 4 (suy thận độ 4): 

Đây là lúc mà thận đã bị tổn thương nghiêm trọng , mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 5 ml/phút và creatinin máu tăng tới hơn 900 μmol/l. Người bệnh xuất hiện đầy đủ các biểu hiện lâm sàng về tiêu hóa, thần kinh, tim mạch,  da và máu. Đối với suy thận mạn giai đoạn 4 người bệnh bắt buộc phải chạy thận và ghép thận để duy trì sự sống.

Suy thận cấp độ 4 phải đi chạy thận
Suy thận cấp độ 4 phải đi chạy thận

Vậy nguyên nhân suy thận mạn là gì?

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận mạn

Có rất nhiều nguyên nhân suy thận mạn như:

  • Biến chứng của bệnh viêm thận IgA 
  • Biến chứng do bệnh tiểu đường, cao huyết áp, làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể từ đó khiến các mạch máu trong thận cũng bị ảnh hưởng và dần dần dẫn đến suy thận.
  • Viêm bể thận (hay nhiễm trùng thận)
  • Rối loạn tự miễn như hệ thống Lupus đỏ, xơ cứng động mạch, gây tổn hại các mạch máu trong thận.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu, do nhiễm trùng thường xuyên, hoặc có biến chứng giải phẫu xảy ra khi sinh 
  • Bệnh thận đa nang: xuất hiện nhiều u nang trong thận cũng là nguyên nhân suy thận mạn bởi u nang làm suy giảm chức năng của thận.
  • Sử dụng quá nhiều thuốc được chuyển hóa qua thận 

Phương pháp điều trị suy thận mạn 

Tùy thuộc vào mức độ suy thận để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp:
Bệnh nhân bị suy thận độ I, II và IIIA sử dụng phương pháp  điều trị bảo tồn, nhằm đảm bảo cho người bệnh giữ được chức năng thận lâu nhất có thể. Giảm thiểu sự tích lũy của ure và những độc tố thuộc ure, kiểm soát tăng huyết áp, làm chậm tiến triển của suy thận, giữ cân bằng nước điện giải và calcophospho.
Đối với bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn IIIB và IV bắt buộc phải lọc máu,  thậm chí là ghép thận để duy trì sự sống.


Google Account Video Purchases Việt Nam


EmoticonEmoticon