Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Suy thận mạn giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?

Suy thận mạn giai đoạn cuối dường như là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi đây là “căn bệnh nhà giàu” có thể dẫn tới tử vong. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem suy thận mạn giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào, dấu hiệu nhận biết ra sao và có phương pháp điều trị căn bệnh này hay không nhé.

Bạn đọc xem thêm:


1/ Suy thận mạn giai đoạn cuối là gi? Bệnh nguy hiểm ra sao?

Suy thận là bệnh lý mà chức năng của thận bị suy giảm do các tế bào cấu trúc thận bị tổn thương, làm mất đi các chức năng của chúng. Suy thận được chia thành suy thận mạn và suy thận cấp.

Suy thận mạn là trường hợp suy thận mà các tế bào thận bị tổn thương trong thời gian dài. Khi bị suy thận mạn, chức năng thận bị suy giảm sẽ không có khả năng phục hồi nữa.



Ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối,  mức lọc cầu thận chỉ còn dưới 5 ml/phút, nồng độ creatinin máu trên 900 µmol/l. Lúc này, chức năng thận đã suy giảm tới 90%. Thận gần như không còn khả năng thực hiện các nhiệm vụ của mình nữa. Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối buộc phải thực hiện các phương pháp điều trị thay thế thận để duy trì sự sống.

Ngoài ra, bệnh còn có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm khác cho hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và cơ xương khớp như: suy tim, xơ vữa động mạch, rối loạn tâm thần,…

2/ Một số dấu hiệu để nhận ra bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối


Bệnh suy thận mạn tuy không có các triệu chứng đặc hiệu, riêng biệt nhưng ở suy thận mạn giai đoạn cuối có thể xuất hiện một số triệu chứng của bệnh bộc lộ một cách rõ ràng sau đây:

-          Vô niệu, tiểu ra máu, đạm niệu: Ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận đã giảm xuống dưới 5 ml/phút, dẫn đến tình trạng ít niệu, vô niệu. Trong nước tiểu của bệnh nhân có thể có lẫn tế bào hồng cầu và protein, gây nên triệu chứng tiểu ra máu, đạm niệu. Nước tiểu của bệnh nhân có thể có màu hồng hoặc sủi bọt lăn tăn.

-          Khó thở: Khi bệnh suy thận mạn đã tiến triển đến giai đoạn cuối, các dịch lỏng dư thừa bị tích tụ trong cơ thể có thể tràn vào phổ, gây nên triệu chứng khó thở ở người bệnh.

-          Suy nhược: Khi cơ thể bị thiếu chất do nước, protein và khoáng chất không được thận giữ lại, theo nước tiểu đào thải ra ngoài, kết hợp với chứng chán ăn và buồn nôn ở người bệnh, dần dần người bệnh có thể bị suy nhược.

-          Rối loạn tâm thần: Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có thể bị thiếu máu trầm trọng, tức là thiếu tế bào hồng cầu có thể vận chuyển oxy tới các cơ quan khác dẫn đến các rối loạn về thần kinh. Bệnh nhân có thể hôn mê, mê sảng, rối loạn thần kinh vận động.

-          Chuột rút, co quắp chân tay, cao huyết áp: đây là các biểu hiện do nồng độ kali trong máu tăng cao ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

-          Hội chứng ure máu: Khi suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối, nồng độ ure nhiễm trong máu bệnh nhân tăng cao, gây nên một số các biến chứng cho hệ tuần hoàn như cao viêm nhiễm, suy tim, sung huyết, tràn dịch màng tim,… khiến bệnh nhân thấy đau, tức ngực.

3/ Một số phương pháp đang được sử dụng để điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối

Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chỉ có thể duy trì sự sống bằng các phương pháp điều trị thay thế thận. Một số phương pháp đang được áp dụng rộng rãi hiện nay là:

-          Phương pháp thẩm phân phúc mạc: phương pháp này là phương pháp lọc máu thông qua 1 ống mềm được đưa vào khoang bụng người bệnh. Ống mềm này có công dụng đưa các chất khoáng và đường đã được hòa tan trong nước vào khoang bụng của bệnh nhân và đưa các chất thải và dịch lỏng dư thừa ra ngoài. Mỗi lần lọc máu như vậy thường kéo dài khoảng 30 phút.

Phương pháp này có thể thực hiện tại nhà, bệnh nhân cần phải lọc máu khá thường xuyên và chi phí của phương pháp lọc máu này cũng khá cao.

-          Phương pháp chạy thận nhân tạo: đây là phương pháp lọc máu sử dụng máy thẩm tách để thay thận loại bỏ các chất thải và nước dư thừa trong máu, kiểm soát huyết áp và giữ cân bằng nội môi trong máu.

Mỗi lần lọc máu thường kéo dài khoảng 3 – 4 giờ và số lần lọc trong tuần phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Chi phí cho phương pháp này cũng không rẻ và có thể gây ra các tác dụng phụ như chuột rút, tăng huyết áp. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này cũng có thể dễ dàng sử lý nên người bệnh cũng không cần phải quá lo lắng.

-          Ghép thận: Khi tìm được thận tương thích với bệnh nhân thì có thể tiến hành ghép thận. Tuy nhiên, việc tìm được thận tương thích khá khó khăn và việc ghép thận đòi hỏi bác sĩ phải có kĩ thuật cao. Chi phí cho 1 lần ghép thận cũng rất đắt, không phải bệnh nhân nào cũng có thể chi trả được và sau khi ghép thận bệnh nhân cũng phải dùng thuốc để ngăn chặn việc hệ miễn dịch của cơ thể tự đào thải thận mới.
-          Sử dụng tế bào gốc: đây là phương pháp đang được kì vọng sẽ mở ra một bước ngoặt lớn trong điều trị suy thận.

Trên đây là một số thong tin về bệnh suy thận man giai đoạn cuối, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe thật tốt.


Google Account Video Purchases Việt Nam


EmoticonEmoticon