Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan người nhà và bệnh nhân cần nắm rõ

Việc xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan một cách khoa học, hợp lý sẽ góp phần rất lớn vào quá trình điều trị bệnh.

Những nguyên tắc cần đảm bảo khi chăm sóc bệnh nhân xơ gan


Xơ gan là căn bệnh gan mãn tính làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng do sự xơ hóa các mô gan, chúng dần thay thế cho các tế bào gan lành, khiến gan bị thay đổi cấu trúc.

Xơ gan được chia làm 4 giai đoạn: F1, F2, F3, F4 tương ứng với các mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bệnh xơ gan nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có thể gặp những biến  chứng nguy hiểm của bệnh như: hội chứng cổ trướng, nhiễm trùng, não gan, hôn mê sâu, ung thư gan.

Điều cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xơ gan
Hiện nay đối với bệnh xơ gan, chưa có phương pháp điều trị tận gốc căn bệnh mà chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh và những biến chứng nguy hại đến tính mạng bệnh nhân. Có thể kể đến như:

  • Điều trị bảo tồn
  • Điều trị xơ gan bằng phương pháp cấy tế bào gốc
  • Điều trị xơ gan bằng cách ghép gan.

Dù là điều trị bệnh bằng phương pháp này thì kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan cũng cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:

  • Theo dõi sát diễn biến sức khỏe ở người bệnh để đảm bảo có thể phát hiện sớm nhất những biến chứng xảy ra từ đó có biện pháp chữa trị kịp thời.
  • Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân để bồi bổ cơ thể đồng thời tăng cường các chức năng của gan.
  • Làm giảm bớt các triệu chứng xơ gan ở người bệnh điển hình là tình trạng sưng, phù nề và cổ trướng.
  • Theo dõi tránh trường hợp hôn mê gan ở người bệnh.

Chi tiết kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan

1.Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng


Đây là một trong những điều đặc biệt lưu ý trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan nhất là những bệnh nhân đang trong giai đoạn nặng bởi biến chứng có thể xảy đến bất chứ lúc nào điển hình là tình trạng chảy máu tiêu hóa.

Nếu xảy ra tình trạng này, người bệnh cần phải được đưa đến bệnh viện ngay để chữa trị. Lưu ý phải để người bệnh nằm nghỉ, gối đầu thấp và không ăn uống gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng


Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân xơ gan. Do đó người nhà và bệnh nhân cần hết sức lưu ý, duy trì cho người bệnh chế độ ăn uống khoa học theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý
  • Cân bằng đầy đủ dưỡng chất, protein, chất đạm, chất béo thực vật, chất xơ…
  • Bổ sung vitamin và các yếu tố vi lượng
  • Không sử dụng bia, rượu, chất kích thích trong quá trình điều trị xơ gan.
  • Hạn chế lượng muối và natri, không quá 1000mg mỗi ngày.
  • Không ăn thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn sống chưa qua chế biến.
  • Cung cấp rau xanh và hoa quả tươi cho cơ thể người bệnh.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà chế độ, hàm lượng các chất bổ sung cho người bệnh mỗi ngày sẽ có sự thay đổi. Người bệnh hoặc hoặc người nhà cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ điều trị để lên chế độ ăn uống phù hợp nhất.

3. Giảm bớt các triệu chứng của bệnh

Xơ gan gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh, bệnh càng nặng thì những bất tiện ở người bệnh càng lớn. Có thể kể đến như: Sưng, phù nề, vàng da, ngứa ngáy, kém tập trung, bụng phình to…

Tùy theo mức độ bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định các phương pháp, các loại thuốc phù hợp để làm giảm những triệu chứng trên ở người bệnh, giúp sức khỏe ổn định hơn.

4. Đề phòng hôn mê gan ở người bệnh


Hôn mê gan là biến chứng vô cùng nguy hiểm mà bệnh xơ gan có thể gây ra do đó người bệnh cần phải được theo dõi sát sao để kịp thời xử lý. Nếu thấy người bệnh có biểu hiện thiếu tập trung. rối loạn trí nhớ, đầu óc kém minh mẫn, cơ thể run run, người nhà cần ngay lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện để kiểm tra và chữa trị.

Trên đây là những điều cần lưu ý trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan. Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn đọc, giúp bạn có được chế độ chăm sóc hợp lý nhất để bệnh tình mau thuyên giảm.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

Mẹo chữa sỏi thận an toàn, hiệu quả tại nhà

Sỏi thận là căn bệnh không còn xa lạ với nhiều người. Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh này có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp Tây y hoặc sử dụng mẹo chữa sỏi thận từ các cây thuốc để điều trị bệnh cũng rất hiệu quả.

Bệnh sỏi thận có chữa được không?

Sỏi thận là căn bệnh xuất hiện khi những chất muối khoáng như: canxi, phốt pho, muối natri dư thừa trong nước tiểu không được hòa tan mà bị tích tụ và lắng đọng tạo thành kết tủa trong thận gây sỏi.
Bệnh sỏi thận phát triển âm thầm và không có triệu chứng nhận biết ban đầu, do đó người bệnh thường khó phát hiện ra bệnh. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nguy hiểm hơn với sự xuất hiện của các cơn đau sỏi thận hoặc đi tiểu ra sỏi.

Tống sỏi thận ra ngoài có dễ không?
Bệnh sỏi thận là căn bệnh rất nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh này có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Việc điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp bảo vệ chức năng thận đồng thời hạn chế những biến chứng của bệnh gây ra như: tắc đường tiểu, nhiễm trùng, suy thận và thậm chí là vỡ thận.

Ngay sau khi phát hiện những triệu chứng cảnh báo sỏi thận như: đau vùng thắt lưng, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu mủ, sưng phù chân tay… người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng để chữa sỏi thận.

Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp tây y hiện đại như: tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, phẫu thuật mổ sỏi thận để điều trị bệnh. Hoặc người bệnh có thể sử dụng các mẹo chữa sỏi thận tại nhà cũng mang lại hiệu quả chữa bệnh rất tốt.

Mẹo chữa sỏi thận tại nhà hiệu quả

Mẹo chữa sỏi thận tại nhà bằng các bài thuốc dân gian vừa an toàn lại hiệu quả, được nhiều người bệnh tin dùng và lựa chọn. Dưới đây là một số bài thuốc tự nhiên giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh sỏi thận hiệu quả:

Mẹo chữa sỏi thận bằng cây dứa dại

Chữa sỏi thận bằng quả dứa dại là một trong những mẹo chữa bệnh được nhiều người áp dụng. Trong Đông y, cây dứa dại được coi là vị thuốc có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời, trong đó có bệnh sỏi thận. Rễ cây dứa dại, quả dứa dại có tác dụng chống viêm, tiêu độc, lợi tiểu. Sử dụng rễ dứa dại kết hợp với hạt chuối hột, rễ cây cỏ tranh, và mã đề đem sắc nước uống sẽ giúp bào mòn sỏi và phá vỡ sỏi để chúng có thể tự thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu.

Mẹo chữa sỏi thận bằng cây mã đề

Cây mã đề có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc hiệu quả. Sử dụng cây mã đề giúp lợi tiểu, chữa tiểu bí, tiểu rắt, tiểu ra máu hiệu quả. Người bệnh có thể sắc nước mã đề uống thay nước lọc hàng ngày sẽ giúp sỏi có thể thoát ra ngoài theo đường nước tiểu. Sử dụng cây mã đề được coi là mẹo chữa sỏi thận đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ. Người bệnh chỉ cần đem sắc khoảng 8-16g cây mã đề để uống hàng ngày, uống liên tục trong khoảng 7 ngày.

Cây bông mã đề chữa sỏi thận

Mẹo chữa sỏi thận bằng rau diếp cá

Theo Đông y, diếp cá có vị cay, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc cho cơ thể rất tốt. Không những vậy, rau diếp cá còn được sử dụng giúp lợi tiểu, sát trùng và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng rau diếp cá điều trị sỏi thận sẽ giúp bào mòn sỏi và phá vỡ chúng thành những mảnh có kích thước nhỏ hơn. Sỏi có thể dễ dàng thoát ra ngoài theo đường nước tiểu.

Một số nghiên cứu cho thấy, diếp cá chứa chất kháng sinh decanoyl-acetaldehyd có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm giúp ngăn chặn tình trạng viêm đường tiết niệu do sỏi di chuyển, cọ xát gây tổn thương.

Mẹo chữa sỏi thận bằng các cây thuốc nam vừa đơn giản, an toàn, dễ thực nhưng hiệu quả chữa bệnh rất tốt. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của sỏi, người bệnh có thể lựa chọn các mẹo chữa sỏi thận phù hợp.
Ngoài việc sử dụng các mẹo chữa sỏi thận trên, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để giúp ngăn ngừa và phòng chống bệnh hiệu quả:

Người bệnh nên uống đủ nước. Mỗi ngày, người bệnh nên uống từ 2-3 lít nước để cung cấp nước cho thận hoạt động và thực hiện chức năng.  Người bệnh có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nước lọc, nước canh, nước sắc lợi tiểu.

Hạn chế ăn muối và các thực phẩm chứa nhiều muối.
Hạn chế ăn thực phẩm giàu protein, chất béo để hạn chế khả năng gây sỏi ở thận.
Bổ sung đầy đủ canxi, chất xơ giúp tăng cường chức năng thận.
Tích cực luyện tập, rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
Hy vọng những mẹo chữa sỏi thận trên sẽ giúp người bệnh có thể loại bỏ và đánh bay sỏi ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.

Bạn đọc xem thêm: Cách chữa sỏi thận không dùng thuốc


Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Hướng dẫn cách chuẩn đoán xơ gan

Bệnh xơ gan đang trở thành nỗi lo của rất nhiều người bởi mức độ phổ biến của nó. Vậy việc chuẩn đoán xơ gan như thế nào, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé.

1/ Bệnh xơ gan là bệnh gì?

Xơ gan là bệnh lý mà các tế bào mô gan bị thay thế bằng các mô sẹo do bị tổn thương kéo dài, làm suy giảm các chức năng cơ bản của gan như tổng hợp protein, phân giải chất béo, đào thải chất độc và nước dư thừa,…

Khi chức năng gan bị suy giảm sẽ sinh ra các triệu chứng bất thường. Các triệu chứng này xuất hiện nhiều và rõ ràng hơn khi bệnh tiến triển nặng dần. Bệnh xơ gan tiến triển theo 3 giai đoạn: giai đoạn gan còn bù, giai đoạn toàn phát và giai đoạn  gan mất bù. Dựa vào các triệu chứng của mỗi giai đoạn bệnh mà có thể xây dựng được phương pháp chuẩn đoán xơ gan.

2/ Chuẩn đoán xơ gan trên lâm sàng

a/ Chuẩn đoán hội chứng suy tế bào gan

-          Rối loạn tiêu hóa: đầy bụng, khó tiêu, chán ăn.
-          Mệt mỏi: đây là triệu chứng thường gặp nhưng không đặc hiệu, nên khó để nhận ra.
-          Hơi thở có mùi gan: hơi thở có mùi táo chín.
-          Các biểu hiện trên da: vàng da, vàng mặt, xuất hiện sao mạch, lòng bàn tay bàn chân đỏ, móng tay màu trắng, xuất huyết nhẹ dưới da, chảy máu chân răng.
-          Các rối loạn nội tiết: phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, vô sinh; nam giới giảm sức khỏe sinh sản, bất lực, teo tinh hoàn, vô sinh, ngực nở.

Xét nghiệm máu chuẩn đoán xơ gan
Xét nghiệm máu chuẩn đoán xơ gan
-          Các biểu hiện về hệ tim mạch: tăng nhịp tim, tăng lưu lượng tim,…
-          Hội chứng não gan – hôn mê gan: chỉ xuất hiện ở giai đoạn gan mất bù.
-          Lông tóc dễ rụng.
-          Viêm dây thần kinh ngoại biên.
-          Móng tay khum, ngón tay dùi trống.

b/ Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa

Khi áp suất tại tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ chênh nhau trên 10mmHg thì có xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng sau:
-          Lách to, lúc đầu mềm, sau đó chắc cứng do bị xơ hóa.
-          Tuần hoàn bàng hệ kiểu cửa chủ hình đầu sứa, tĩnh mạch từ rốn đi lên.
-          Cổ trướng
-          Tĩnh mạch trướng thực quản
-          Trĩ
-          Giãn tĩnh mạch cạnh rốn, sờ thấy rung tâm trương, nghe tiếng thổi lien tục
-          Giãn tĩnh mạch lạc chỗ.

c/ Hội chứng phù

-          Phù trắng, phù mềm: ấn vào thấy lõm, chờ 1 – 2 phút sau vế lõm mới biến mất.
-          Có thể kèm theo cổ trướng: một loại phù chỉ khu trú trong ổ bụng, ổ phúc mạc.

d/ Khám gan: sờ thấy mật độ chắc, bờ sắc.

3/ Chuẩn đoán xơ gan cận lâm sàng

a/ Xét nghiệm chức năng gan

-          Nồng độ bilirubin tăng.
-          Men gan, enzyme phosphate kiềm, GGT tăng.
-       Khi có hội chứng suy tế bào gan: nồng độ albumin máu giảm, nồng độ cholesterol máu giảm, nồng độ đường máu giảm, PT giảm.

b/ CTM

-          Thiếu máu
-          Số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm

c/ Nội soi

Đây là xét nghiệm bắt buộc để chuẩn đoán xơ gan.
-          Giãn tĩnh mạch thực quản
-          Giãn tĩnh mạch dạ dày
-          Giãn tĩnh mạch ở vùng hang vị
-          Giãn tĩnh mạch tại một số vị trí khác
-          Áp lực tĩnh mạch cửa tăng gây nên các tổn thương dạ dày
-          Dạ dày phù nề ứ huyết

d/ Siêu âm gan

-          Nhu mô gan: màu sắc gan thay đổi, kích thước gan tăng hoặc giảm, kiểm tra các tổn thương khu trú tại gan, có dấu hiệu ung thư gan hay không.
-          Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: lách to, cổ trướng, thành túi mật dày, tăng kích thước tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch.

e/ Chụp cắt lớp và MRI

Giá trị của phương pháp này gần giống với siêu âm.

f/ Soi ổ bụng

-          Bề mặt gan: sần sùi hoặc mấp mô, mất tính nhẵn bóng
-          Màu sắc: đỏ nhạt hoặc vàng nhạt
-          Bờ gan: mấp mô, gan vểnh lên

g/ Có thể sinh thiết gan làm mô bệnh học


Trên đây là cách chuẩn đoán xơ gan, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích.

Bạn đọc xem thêm: Bệnh xơ gan và cách phòng bệnh

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Nguyên nhân xơ gan và cách phòng bệnh

Xơ gan là căn bệnh nguy hiểm, phổ biến trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Có rất nhiều nguyên nhân xơ gan mà không phải ai cũng biết. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các nguyên nhân xơ gan và làm sao để phòng tránh chúng các bạn nhé.

I/ Một số nguyên nhân xơ gan phổ biến

1/ Virus viêm gan

Các bệnh viêm gan A, B, C, D, E nếu không được điều trị cẩn thận có thể dẫn tới viêm gan mãn tính. Bệnh viêm gan mãn tính này có thể biến chứng thành xơ gan. Trong đó virus viêm gan B và C là các loại virus gây xơ gan phổ biến nhất.

2/ Các bệnh làm tăng mỡ máu

Những bệnh khiến nồng độ mỡ trong máu tăng cao như gan nhiễm mỡ, béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ,… làm hàm lượng cholesterol tích tụ nhiều trong máu, gây tắc nghẽn các chất chuyển hóa tại gan, hình thành các mô sẹo trong gan, dẫn tới bệnh xơ gan.

Các bệnh làm tăng mỡ máu có thể là nguyên nhân dẫn đến xơ gan

3/ Các bệnh về đường mật

Khi túi mật hoặc ống mật bị tổn thương do các bệnh lý về đường mật sẽ làm cản trở việc tiết ra mật để chuyển hóa thức ăn, khiến cho các chất bị tích tụ trong gan, dần dần hình thành nên các mô sẹo, gây xơ gan.

4/ Nhiễm bệnh hấp huyết trùng

Khi bệnh nhân bị mắc bệnh hấp huyết trùng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu, các tế bào gan sẽ bị tổn thương bởi các vi khuẩn , virus và các chất độc có chứa trong gan. Vì vậy đây cũng chính là 1 nguyên nhân xơ gan.

5/ Ký sinh trùng

Một số loại ký sinh trùng như trùng amip, trùng sốt rét, sán lá gan có thể làm tổn thương tế bào gan, gây xơ gan.

6/ Nhiễm độc

Các chất độc như thạch tín hoặc ứ đọng sắt cũng làm phá hủy các tế bào gan, là những nguyên nhân xơ gan nghiêm trọng. Các chất độc này sẽ làm cho bệnh ngày càng trở nên trầm trọng và nhanh chóng tiến triển đến giai đoạn cuối.

Cơ thể bị nhiễm độc nặng cũng là nguyên nhân dẫn tới xơ gan

7/ Lạm dụng thuốc

Lạm dụng các loại thuốc điều trị một số bệnh mãn tính như kháng sinh, thuốc sát trùng chứa asen,… cũng là nguyên nhân gây độc cho gan, khiến các tế bào gan bị tổn thương, gây viêm gan, từ đó dẫn đến xơ gan.

8/ Các rối loạn chuyển hóa

Một số vấn đề về chuyển hóa như: nhiễm sắc tố, rối loạn chuyển hóa đồng và porphyrin, thoái hóa gan,… cũng là những nguyên nhân xơ gan.

9/ Chế độ dinh dưỡng kém và nghiện rượu

Chế độ ăn uống không đảm bảo khiến cơ thể bị thiếu chất, rối loạn các chu trình chuyển hóa, và các chất kích thích độc hại có trong rượu là nguyên nhân làm tổn thương tế bào gan nghiêm trọng. Đây không chỉ là nguyên nhân xơ gan phổ biến mà còn là con đường nhanh nhất dẫn tới ung thư gan.

10/ Yếu tố di truyền

Trẻ em bị mắc các bệnh bẩm sinh như teo ống dẫn mật, lá lách to hơn bình thường,… cũng dễ dàng bị mắc xơ gan.

II/ Một số biện pháp phòng ngừa xơ gan

Có rất nhiều nguyên nhân xơ gan, chúng ta không thể phòng tránh hết được. Tuy nhiên có thể làm giảm khả năng bị xơ gan bằng một số biện pháp sau:
-          Hạn chế uống bia, rượu
-          Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, đủ chất
-          Tiêm phòng các vacxin viêm gan. Trong trường hợp chẳng may mắc phải viêm gan thì cần phải điều trị bệnh nhanh chóng, triệt để để bệnh không biến chứng thành xơ gan.
-          Thường xuyên thăm khám sức khỏe thể phát hiện những bất thường nhanh chóng, đặc biệt là khi có các dấu hiệu của xơ gan
-          Tăng cường tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi điều độ, giữ tinh thần thoải mái để tăng cường sức đề kháng
-          Phòng tránh các bệnh gây xơ gan như gan nhiễm mỡ,…
Trên đây là những nguyên nhân xơ gan phổ biến và cách phòng tránh chúng, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe thật tốt.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Suy thận mạn giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?

Suy thận mạn giai đoạn cuối dường như là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi đây là “căn bệnh nhà giàu” có thể dẫn tới tử vong. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem suy thận mạn giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào, dấu hiệu nhận biết ra sao và có phương pháp điều trị căn bệnh này hay không nhé.

Bạn đọc xem thêm:


1/ Suy thận mạn giai đoạn cuối là gi? Bệnh nguy hiểm ra sao?

Suy thận là bệnh lý mà chức năng của thận bị suy giảm do các tế bào cấu trúc thận bị tổn thương, làm mất đi các chức năng của chúng. Suy thận được chia thành suy thận mạn và suy thận cấp.

Suy thận mạn là trường hợp suy thận mà các tế bào thận bị tổn thương trong thời gian dài. Khi bị suy thận mạn, chức năng thận bị suy giảm sẽ không có khả năng phục hồi nữa.



Ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối,  mức lọc cầu thận chỉ còn dưới 5 ml/phút, nồng độ creatinin máu trên 900 µmol/l. Lúc này, chức năng thận đã suy giảm tới 90%. Thận gần như không còn khả năng thực hiện các nhiệm vụ của mình nữa. Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối buộc phải thực hiện các phương pháp điều trị thay thế thận để duy trì sự sống.

Ngoài ra, bệnh còn có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm khác cho hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và cơ xương khớp như: suy tim, xơ vữa động mạch, rối loạn tâm thần,…

2/ Một số dấu hiệu để nhận ra bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối


Bệnh suy thận mạn tuy không có các triệu chứng đặc hiệu, riêng biệt nhưng ở suy thận mạn giai đoạn cuối có thể xuất hiện một số triệu chứng của bệnh bộc lộ một cách rõ ràng sau đây:

-          Vô niệu, tiểu ra máu, đạm niệu: Ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận đã giảm xuống dưới 5 ml/phút, dẫn đến tình trạng ít niệu, vô niệu. Trong nước tiểu của bệnh nhân có thể có lẫn tế bào hồng cầu và protein, gây nên triệu chứng tiểu ra máu, đạm niệu. Nước tiểu của bệnh nhân có thể có màu hồng hoặc sủi bọt lăn tăn.

-          Khó thở: Khi bệnh suy thận mạn đã tiến triển đến giai đoạn cuối, các dịch lỏng dư thừa bị tích tụ trong cơ thể có thể tràn vào phổ, gây nên triệu chứng khó thở ở người bệnh.

-          Suy nhược: Khi cơ thể bị thiếu chất do nước, protein và khoáng chất không được thận giữ lại, theo nước tiểu đào thải ra ngoài, kết hợp với chứng chán ăn và buồn nôn ở người bệnh, dần dần người bệnh có thể bị suy nhược.

-          Rối loạn tâm thần: Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có thể bị thiếu máu trầm trọng, tức là thiếu tế bào hồng cầu có thể vận chuyển oxy tới các cơ quan khác dẫn đến các rối loạn về thần kinh. Bệnh nhân có thể hôn mê, mê sảng, rối loạn thần kinh vận động.

-          Chuột rút, co quắp chân tay, cao huyết áp: đây là các biểu hiện do nồng độ kali trong máu tăng cao ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.

-          Hội chứng ure máu: Khi suy thận mạn tiến triển đến giai đoạn cuối, nồng độ ure nhiễm trong máu bệnh nhân tăng cao, gây nên một số các biến chứng cho hệ tuần hoàn như cao viêm nhiễm, suy tim, sung huyết, tràn dịch màng tim,… khiến bệnh nhân thấy đau, tức ngực.

3/ Một số phương pháp đang được sử dụng để điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối

Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chỉ có thể duy trì sự sống bằng các phương pháp điều trị thay thế thận. Một số phương pháp đang được áp dụng rộng rãi hiện nay là:

-          Phương pháp thẩm phân phúc mạc: phương pháp này là phương pháp lọc máu thông qua 1 ống mềm được đưa vào khoang bụng người bệnh. Ống mềm này có công dụng đưa các chất khoáng và đường đã được hòa tan trong nước vào khoang bụng của bệnh nhân và đưa các chất thải và dịch lỏng dư thừa ra ngoài. Mỗi lần lọc máu như vậy thường kéo dài khoảng 30 phút.

Phương pháp này có thể thực hiện tại nhà, bệnh nhân cần phải lọc máu khá thường xuyên và chi phí của phương pháp lọc máu này cũng khá cao.

-          Phương pháp chạy thận nhân tạo: đây là phương pháp lọc máu sử dụng máy thẩm tách để thay thận loại bỏ các chất thải và nước dư thừa trong máu, kiểm soát huyết áp và giữ cân bằng nội môi trong máu.

Mỗi lần lọc máu thường kéo dài khoảng 3 – 4 giờ và số lần lọc trong tuần phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Chi phí cho phương pháp này cũng không rẻ và có thể gây ra các tác dụng phụ như chuột rút, tăng huyết áp. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này cũng có thể dễ dàng sử lý nên người bệnh cũng không cần phải quá lo lắng.

-          Ghép thận: Khi tìm được thận tương thích với bệnh nhân thì có thể tiến hành ghép thận. Tuy nhiên, việc tìm được thận tương thích khá khó khăn và việc ghép thận đòi hỏi bác sĩ phải có kĩ thuật cao. Chi phí cho 1 lần ghép thận cũng rất đắt, không phải bệnh nhân nào cũng có thể chi trả được và sau khi ghép thận bệnh nhân cũng phải dùng thuốc để ngăn chặn việc hệ miễn dịch của cơ thể tự đào thải thận mới.
-          Sử dụng tế bào gốc: đây là phương pháp đang được kì vọng sẽ mở ra một bước ngoặt lớn trong điều trị suy thận.

Trên đây là một số thong tin về bệnh suy thận man giai đoạn cuối, hi vọng đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe thật tốt.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Những nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị suy thận mạn

Suy thận mạn là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vậy nguyên nhân suy thận mạn là gì?

Bạn đọc xem thêm: Những Tiêu chuẩn suy đoán bệnh suy thận cấp

Suy thận mạn là gì? 

Suy thận là sự suy giảm mức lọc cầu thận dưới mức bình thường. Suy thận mạn  hay suy thận mạn tính là khi mức lọc cầu thận giảm  cố định, thường xuyên, có liên quan đến sự giảm sút về số lượng nephron chức năng. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) mức bình thường là (120ml/phút) thì được xem là suy thận mạn.



Đây là một hội chứng lâm sàng và tiến triển mạn tính qua nhiều giai đoạn, hậu quả của sự xơ hóa các nephron chức năng gây giảm sút từ từ mức lọc cầu thận dẫn đến tình trạng tăng nito phi protein máu như creatinin máu, urê, acid uric,…

Các cấp độ suy thận mạn và mức độ nguy hiểm của bệnh

Bệnh suy thận mạn thường tiến triển chậm và ở giai đoạn đầu ít xuất hiện triệu chứng rõ ràng cho tới khi phát hiện thì bệnh đã rất nặng đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Lúc suy thận mạn đã vào giai đoạn cuối, chức năng của thận chỉ còn 10-15%. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ tử vong bởi các biến chứng của suy thận mạn.

Căn cứ vào mức lọc cầu thận,  suy thận mạn được chia làm các giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu suy thận mạn (suy thận độ 1, 2): 

Bệnh ít có biểu hiện, người bệnh chỉ xuất hiện một số những triệu chứng lâm sàng như tiểu đêm nhiều lần, thiếu máu nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, tức hai bên thắt lưng… nên rất khó phát hiện ra bệnh.

Chán ăn là dấu hiệu đầu của suy thận
Chán ăn là dấu hiệu đầu của suy thận

Giai đoạn 3 (suy thận độ 3): 

Đây là giai đoạn bệnh đã tiến triển khá nặng , người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện lâm sàng bao gồm: tiểu đêm, buồn nôn, nôn, chán ăn,  nấc cục, xanh xao, tăng huyết áp, xuất huyết đường tiêu hóa, đau đầu, chân tay sưng phù, phù nề mi mắt, nặng hơn là khó thở, co giật, hôn mê.

Mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 20 ml/phút, trong khi đó creatinin máu tăng trên 300 μmol/l . Ở giai đoạn 3 này người bệnh cần phải tiến hành chạy thận để giúp thận loại bỏ các chất độc trong máu.

Giai đoạn 4 (suy thận độ 4): 

Đây là lúc mà thận đã bị tổn thương nghiêm trọng , mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 5 ml/phút và creatinin máu tăng tới hơn 900 μmol/l. Người bệnh xuất hiện đầy đủ các biểu hiện lâm sàng về tiêu hóa, thần kinh, tim mạch,  da và máu. Đối với suy thận mạn giai đoạn 4 người bệnh bắt buộc phải chạy thận và ghép thận để duy trì sự sống.

Suy thận cấp độ 4 phải đi chạy thận
Suy thận cấp độ 4 phải đi chạy thận

Vậy nguyên nhân suy thận mạn là gì?

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận mạn

Có rất nhiều nguyên nhân suy thận mạn như:

  • Biến chứng của bệnh viêm thận IgA 
  • Biến chứng do bệnh tiểu đường, cao huyết áp, làm tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể từ đó khiến các mạch máu trong thận cũng bị ảnh hưởng và dần dần dẫn đến suy thận.
  • Viêm bể thận (hay nhiễm trùng thận)
  • Rối loạn tự miễn như hệ thống Lupus đỏ, xơ cứng động mạch, gây tổn hại các mạch máu trong thận.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu, do nhiễm trùng thường xuyên, hoặc có biến chứng giải phẫu xảy ra khi sinh 
  • Bệnh thận đa nang: xuất hiện nhiều u nang trong thận cũng là nguyên nhân suy thận mạn bởi u nang làm suy giảm chức năng của thận.
  • Sử dụng quá nhiều thuốc được chuyển hóa qua thận 

Phương pháp điều trị suy thận mạn 

Tùy thuộc vào mức độ suy thận để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp:
Bệnh nhân bị suy thận độ I, II và IIIA sử dụng phương pháp  điều trị bảo tồn, nhằm đảm bảo cho người bệnh giữ được chức năng thận lâu nhất có thể. Giảm thiểu sự tích lũy của ure và những độc tố thuộc ure, kiểm soát tăng huyết áp, làm chậm tiến triển của suy thận, giữ cân bằng nước điện giải và calcophospho.
Đối với bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn IIIB và IV bắt buộc phải lọc máu,  thậm chí là ghép thận để duy trì sự sống.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Tiểu chuẩn chuẩn đoán suy thận cấp

Suy thận cấp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong, vô cùng nguy hiểm. Vì vậy việc phát hiện và chuẩn đoán bệnh nhanh chóng là vô cùng cần thiết. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tiêu chuẩn chuẩn đoán suy thận cấp là gì và việc chuẩn đoán bệnh diễn ra như thế nào.

1/ Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp là một hội chứng suy thận mà khi đó, mức lọc cầu thận bị suy giảm nhanh chóng, dẫn đên tình trạng ít niệu hoặc vô niệu, gây mất cân bằng nội môi do rối loạn nồng độ các chất điện giải.

Ở bệnh nhân suy thận cấp, thể tích nước tiểu dưới 0,5 ml/kg/giờ, kéo dài hơn 6h và nồng độ creatinin máu tăng 50% (trên 130 µg/l).



Nguyên nhân gây suy thận cấp có thể là do ngộ độc, nhiễm khuẩn, mất nước,… gây tổn thương tế bào thận. Dựa vào các triệu chứng của bệnh mà có thể xây dựng được các tiêu chuẩn chuẩn đoán suy thận cấp.

Bệnh suy thận cấp nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến tử vong. Nhưng nếu được điều trị thì bệnh có thể chỉ kéo dài khoảng vài tuần, sau đó chức năng của thận sẽ được khôi phục hoàn toàn hoặc một phần.

2/ Triệu chứng  của bệnh suy thận cấp

a/ Triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn đầu, thường kéo dài trong 24 giờ, bệnh nhân có thể  có các dấu hiệu sau:


-          Đau đầu, mệt mỏi: do thiếu tế bào hồng cầu có thể vận chuyển oxy lên não.
-          Buồn nôn, nôn, khó thở, đau tức ngực,…
-          Nước tiểu ít, vô niệu do giảm lọc cầu thận.
1 đến 6 tuần tiếp theo, bệnh nhận có thể có các triệu chứng nặng hơn như:
-          Phù nề: do lượng dịch lỏng dư thừa, tích tụ trong cơ thể.
-          Lượng dịch lỏng thừa nhiều, tràn vào phổi có thể gây nên phù phổi.
-          Nguy hiểm hơn, bệnh nhân có thể chảy máu, nội tạng, xuất huyết tiêu hóa, viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng tim, suy tim, rối loạn hệ thần kinh,… do nồng độ ure và creatinin máu tang mạnh. Bệnh nhân có thể khó thở, hôm mê, mê sảng,…

b/ Triệu chứng cận lâm sàng

-          Xét nghiệm huyết tương máu thấy nồng độ creatinin và ure tang.
-          Rối loạn điện giải máu: Nồng độ HCO3 giảm, kiềm giảm, pH máu giảm.
-          Nồng độ hồng cầu giảm, nồng độ hemoglobin giảm, phát hiện thấy mảnh vỡ của hồng cầu.
-          Bệnh nhân có thể mắc các hội chứng: tan máu, tang ure máu, viêm nội tâm mạch, đông máu nội quản,…
-          Nồng độ canxi máu tăng, có thể kèm theo suy thận cấp.
-          Nồng độ enzime creatine kinase tăng.
-          Tìm thấy myoglobulin trong nước tiểu.
-          Điện di miễn dịch thấy bất thường
-          Rối loạn nồng độ các kháng thể trong huyết thanh
-          Tăng lượng bạch cầu ưa axit
-          Suy giảm chức năng gan
-          Phát sinh một số chứng bệnh: nhiễm toan máu, nhiễm khuẩn, suy tim, ứ huyết,…
-          Phát hiện protein, các chất điện giải, hồng cầu, trụ hồng cầu, trụ bạch cầu, mủ trong nước tiểu
-          Tăng áp lực thẩm thấu niệu
-          Chụp X-quang bụng: xác định hình dáng thận, tìm sỏi thận
-          Siêu âm bụng, CT-scan ổ bụng để kiểm tra mạch thận, các bệnh lý về thận
-          Chụp xạ hình thận: kiểm tra màu máu thận và chức năng bài tiết của thận
-          MRI mạch máu: xác định tắc nghẽn mạch thận
-          Sinh thiết thận

3/ Tiểu chuẩn chuẩn đoán suy thận cấp

Dựa vào các triệu chứng bệnh ở trên có thể có một số tiêu chuẩn chuẩn đoán suy thận cấp như sau:

Chuẩn đoán xác định dựa vào:

-          Tăng nồng độ creatinin huyết tương
-          Thể tích nước tiểu
-          Kiểm tra các chỉ số: tăng ure, toan chuyển hóa, kiềm giảm, BE giảm,…
-          Tiền sử bệnh

Chuẩn đoán phân biệt với suy thận mạn:

-          Tiểu sử bệnh thận
-          Mức độ thiếu máu
-          Mức độ tăng nồng độ urê, creatinin máu
-          Kích thước thận

Chuẩn đoán thể

Dựa vào các chỉ số độ thẩm thấu nước tiểu, nồng độ natri niệu, nồng độ creatinin niệu và máu, chỉ số đào thải natri, thành phần cặn nước tiểu để chuẩn đoán là thể vô niệu, thiếu niệu hay thể bảo tồn nước tiểu, thể suy thận cấp chức năng hay suy thận cấp thực thể.
Chuẩn đoán nguyên nhân
Có 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh suy thận cấp là:
-          Thiếu máu ở thận
-          Những tổn thương tại thận
-          Tắc nghẽn nước tiểu
Các tiểu chuẩn chuẩn đoán suy thận cấp do mỗi nguyên nhân gây ra sẽ khác nhau. Bởi mỗi trường hợp suy thận cấp sẽ có phương pháp điều trị phù hợp riêng. Vì vậy việc chuẩn đoán bệnh vô cùng quan trọng đối với việc xác định phương pháp điều trị bệnh.

Trên đây là những thông tin về tiểu chuẩn chuẩn đoán suy thận cấp, hi vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Bệnh suy thận cấp cần phải được phát hiện và chuẩn đoán nhanh chóng để việc điều trị bệnh được diễn ra kịp thời và hiệu quả.